Nhiều người rất thích ăn thịt nạc, đặc biệt là thịt nạc rang, mùi vị thơm ngon, không ngấy, nhưng lại không biết nấu sao cho ngon.
Nguyên nhân chính là do hầu hết mọi người đều nấu thịt trực tiếp sau khi thái, điều này sẽ chỉ làm cho thịt nạc dai và cứng, mùi vị không thơm. Dưới đây là mẹo nhỏ được đầu bếp bật mí, sau khi thái không được cho thịt trực tiếp vào nồi mà hãy làm 5 bước này để thịt được mềm hơn.
1. Cắt thịt theo đường chéo với kết cấu cơ
Để xào thịt nạc, muốn thịt mềm ngon thì khâu đầu tiên rất quan trọng. Thịt lợn, gà, bò, cừu, cá đều có các thớ và cách bạn cắt chúng sẽ quyết định hương vị. Mẹo ở đây không phải thái dọc thớ hay ngang thớ mà thái chéo, như vậy khi nấu lên thịt không bị dai.
Nếu thịt mềm, khó thái, bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút, khi hơi săn lại thì thái sẽ dễ dàng hơn.
2. Thêm một thìa nước tiêu
Phần thịt nạc dăm rửa sạch, ngâm nước 2 phút cho sạch nhớt, để ráo. Cho một lượng nước tiêu vừa đủ vào thịt, trộn đều để ngấm nước, thịt nạc sẽ căng mọng và ngon ngọt, đặc biệt khi chiên sẽ mềm và ngọt.
Hơn nữa, nước tiêu có tác dụng khử mùi tanh, giúp thịt khi chế biến sẽ thơm hơn. Nước tiêu không cần quá nhiều, chỉ cần cho từng chút một là được.
3. Thêm 1 muỗng canh tinh bột
Sau khi thịt nạc hút nước sẽ nhanh mất nước, vì vậy hãy cho ngay một ít tinh bột vào, có thể là tinh bột ngô hoặc tinh bột khoai tây, sau đó dùng tay trộn đều để lớp thịt nạc sền sệt. Nó có tác dụng khóa ẩm cho miếng thịt, để hương vị thơm ngon hơn. Lưu ý, không nên thêm quá nhiều bột, nếu không hương vị sẽ bị ảnh hưởng.
4. Thêm 1 lòng trắng trứng
Sau khi ướp thịt nạc, bạn cần cho thêm lòng trắng trứng vào. Lòng trắng trứng có chứa protein và nước, có tính hút nước tốt giúp cho thịt nạc mềm và ngon hơn.
Hãy nhớ, chỉ thêm lòng trắng trứng chứ không thêm lòng đỏ trứng. Lòng đỏ trứng có mùi tanh sẽ lấn át vị của thịt, nên khi rán sẽ không được thơm. Sau khi cho lòng trắng trứng vào, trộn đều tay rồi ướp trong 20 phút.
5. Chần thịt
Đun một nồi nước sôi, dùng đũa kẹp từng viên thịt nạc vào nồi, chần sơ qua nước sôi. Khi thịt nạc chuyển màu thì vớt ra ngay. Không nấu quá lâu, chỉ cần đun sôi nước khoảng nửa phút.
Thực hiện 5 bước quan trọng này, sau đó rang trên chảo, bất kể loại thịt nào cũng sẽ mềm và thơm ngon.
Làm thuần thục theo kỹ năng sau, chị em sẽ chẳng còn nỗi lo mỗi lần muốn đổi món cho cả nhà bằng đĩa cá rán thơm ngon.
Cá là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm hàm lượng cao protein, iot, các vitamin và khoáng chất khác nhau. Các loại cá tốt cho sức khỏe điển hình như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá ngừ do chứa nhiều omega-3 mà cơ thể không thể tự tổng hợp. Chất này đóng vai trò quan trọng cải thiện chức năng cơ thể và não, đặc biệt là giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Tuổi tác càng tăng, chức năng hoạt động của não càng suy giảm, gây ra các vấn đề suy nhược thần kinh nhẹ cho đến các bệnh thoái hóa thần kinh nghiêm trọng như Alzheimer. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn cá thường xuyên làm chậm tốc độ suy nhược thần kinh.
Những người ăn cá tốt cho sức khỏe thường xuyên giúp bổ sung nhiều chất xám trong não. Hoạt chất này quan trọng trong việc điều chỉnh cảm xúc và trí nhớ.
Thế nhưng, có một lỗi mà hầu hết chị em nội trợ nào cũng hay gặp phải, ấy là cá rán bị khô cứng bên ngoài, thịt bên trong thì nhạt toẹt vì không ngấm gia vị và thậm chí còn bị cháy dẫn đến rất khó ăn. Các đầu bếp của kênh Youtube ChefSteps đã bật mí mẹo rán cá đảm bảo sẽ giúp chị em nấu ăn “lên tay” gấp bội phần.
Cách rán cá da giòn, thịt mềm
Khúc cá sau khi đã được rửa sạch, sơ chế, bạn rắc một chút muối vào để ướp.
Tiếp đến là rắc thêm một chút đường để cân bằng vị.
Ướp trong vòng 15 đến 20 phút để thịt cá ngấm đều gia vị. Đây là khâu quan trọng giúp món cá sau khi chiên sẽ mềm, ngọt hơn bên trong. Việc ướp cá với muối sẽ giúp đẩy nước lên bề mặt cá, từ đó làm thịt mềm ngọt và không bị khô trong quá trình nướng hoặc chiên.
Tiếp đó bạn thả cá vào nước đá lạnh. Bước này để làm gì? Chính là để cho da cá được ngon giòn hơn sau khi chiên.
Khi đã tẩm ướp cẩn thận, bạn cho vào rán như bình thường, nhớ để thêm nửa quả chanh vào chảo để giúp khử mùi tanh, và thành phẩm có hương vị thơm ngon hơn.
Kết quả cuối cùng là bạn sẽ có món cá da giòn, thịt mềm ngọt hấp dẫn như thế này đây!
Cách làm này hoàn toàn có thể áp dụng cho việc rán cá biển, hoặc cá sông.
(Nguồn: chefsteps)
Làm sao để chiên cá không bị dính chảo hẳn là “nỗi ám ảnh” của bao nhiêu bà nội trợ. Nhưng với những người đứng bếp lâu năm thì việc chiên cá không bị dính chảo đã trở thành một kỹ năng vô thức rồi. Họ không cần phải vừa làm vừa nghĩ đến nó nữa, giống như việc bạn lái xe máy thành thạo thì bạn chẳng cần nghĩ đến phanh ở đâu, ga chỗ nào thì cơ thể vẫn tự phản xạ được khi điều khiển xe. Bây giờ hãy cùng trả lời câu hỏi “cách chiên cá thơm giòn không bị dính chảo” như thế nào bằng kinh nghiệm “thực chiến” lâu năm của những con người này nhé.
3 cách rán cá ngon và không lo bị bắn dầu
Cách 1: Cho một ít muối vào dầu ăn
Bắc chảo lên bếp và cho dầu ăn vào, lưu ý khi rán cá thì không nên cho quá nhiều dầu. Dầu nóng cho vào chảo dầu một ít muối, đảo đều cho muối tan. Khi muối đã tan thì chúng ta cho cá vào rán là yên tâm không bị bắn dầu.
Cách 2: Thoa một lớp bột mì lên cá
Thấm khô cá bằng khăn hoặc giấy ăn.
Sau đó thoa một lớp bột mì lên bề mặt cá, lưu ý thoa lớp mỏng vừa phải để không ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
Dầu nóng thì cho cá vào và rán.
Cách 3: Cho một thìa bột mì vào dầu nóng
Dầu nóng thì cho vào một thìa bột mì. Khuấy tan bột mì rồi cho cá vào rán.
Với cách này chúng ta có thể thoải mái rán cá mà không sợ văng dầu.
Ức gà thường được các huấn luyện viên, người tập gym đưa vào trong thực đơn ăn uống, là món ưu tiên hàng đầu. Bạn có thể đa dạng hóa cách thức chế biến ức gà như luộc, hấp, chiên không dầu… để làm món ăn trong thực đơn của mình.
Tuy nhiên, điều khiến chị em nội trợ ngại chế biến ức gà là vì món ăn sau khi nấu thường bị khô, cứng và không thấm đượm được gia vị.
Có một bí quyết để thịt gà không còn bị khô, cứng sau khi chế biến nữa, nhờ một thứ nguyên liệu rẻ tiền, quen thuộc trong nhà bếp, ấy là quả chanh.
Bởi lẽ chanh có tác dụng giúp thịt gà ngọt hơn, các axit trong chanh phá vỡ các sợi liên kết ở thịt, giúp nó mềm hơn.
Cách làm:
Bạn cho ức gà vào nồi và đổ nước sao cho ngập thịt. Chú ý là không nên xếp chồng các miếng ức gà lên nhau nhé, nếu nhiều bạn nên dùng nồi to hoặc chia làm 2-3 lần luộc.
Tiếp theo đó bạn thả vài lát chanh, muối, tiêu và các gia vị mà bạn muốn vào.
Khi nước sôi thì dùng thìa hớt bọt nổi bên trên.
Sau đó, đậy kín nắp lại, vặn nhỏ lửa.
Căn giờ đun trong khoảng 8 phút, sau đó mở vung và kiểm tra xem thịt gà đã chín chưa.
Tùy theo độ dày của từng miếng mà sẽ mất 8-15 phút để luộc chín.
Sau đó tắt bếp và vớt thịt ra để nguội. Không nên để ngâm lâu trong nước nóng vì chính điều này sẽ khiến thịt bị khô. Đừng đổ bỏ nước luộc ức gà vì có thể dùng để nấu cơm, làm các món canh khác.
Bạn có thể thái mỏng hoặc xé nhỏ thịt tùy theo ý muốn.
Với cách làm trên bạn yên tâm các món ăn ức gà giảm cân sẽ không còn bị khô thịt nữa.
Nấu bún riêu cua không thể thiếu thành phần thịt cua đồng, trong các bước nấu món ăn này thì khâu sơ chế thịt cua là khá quan trọng, nên cần lưu ý nhiều nhất.
1 Cách sơ chế cua đồng
Bước 1 Rửa cua đồng
Rửa cua cho sạch
Đầu tiên, bạn ngâm cua trong nước vo gạo khoảng 10 phút, xả lại với nước sạch, rồi cho cua đồng vào thau và dùng rổ đè lên để rửa cua. Bạn cho nước vào, vừa rửa vừa xóc lên đến khi nào nước rửa trong là vớt ra để ráo.
Bước 2 Làm sạch cua
Sau khi ráo nước, bạn cho cua ra tô, đậy nắp lại và đặt vào ngăn đông tủ lạnh từ 15-20 phút để bóc mai cua dễ dàng hơn.
Rửa cua cho sạch
Qua 15 phút, bạn mang cua ra, tháo bỏ yếm cua và mai cua, cho phần gạch cua vào chén riêng là bạn sơ chế cua xong rồi đấy.
2 Cách lọc cua đồng để làm bún riêu
Bước 1 Sau khi sơ chế cua đồng sạch sẽ, bạn cho thịt cua vào máy để xay hay cho vào cối để giã nhỏ.
Xay nhuyễn thịt cua và mang đi lọc qua rây
Bước 2 Bạn chuẩn bị 1 chiếc tô lớn cùng với 700ml nước lọc (tương đương cho 350g cua), rồi cho thịt cua ra rây và nhúng vào trong tô nước lọc, sau đó bạn dùng muỗng khuấy nhẹ nhàng để thịt cua được lọc ra.
Bạn nhớ lọc thịt cua theo tỉ lệ 1 phần cua : 2 phần nước nhé và lọc đến khi thấy chỉ còn xác cua là dừng được rồi đấy.
Luộc thì gà có lẽ ai cũng biết nhưng để thành phẩm vừa đẹp mắt, vừa ngọt thịt thì cần phải có thêm một ít mẹo nhỏ.
Cách thực hiện
Sau khi làm sạch nội tạng bên trong, rửa gà nhiều lần bằng nước sạch. Đổ nước lạnh vào nồi, nước vừa sôi tới thì nhúng gà vào 10 giây rồi nhấc gà lên, lặp lại 3 lần.
Chuẩn bị một thau nước đá, cho gà đang nóng vào để thịt nhanh nguội, ngâm trong 20 phút. Lúc này, da gà sẽ se lại, có màu rất tươi.
Đun sôi một lượng nước vừa đủ, cho gà vào, để bụng gà hướng xuống phía dưới, đầu và móng cũng phải ngập trong nước. Khi nước trong nồi sôi lên thì vặn nhỏ lửa hết cỡ, luộc trong 30 phút.
Sau 30 phút, dùng đũa cắm vào thịt gà, nếu không thấy nước màu hồng ứa ra thì gà đã chín hoàn toàn. Nếu chưa chín thì tiếp tục đun thêm một lúc nữa.
Thêm đá viên vào thau nước đun sôi để nguội, thả gà vào ngâm cho đến khi nguội hẳn thì vớt ra.
Để da gà trông đẹp mắt, mọng nước, sau khi vớt ra để ráo nước. Giã nhuyễn một ít nghệ tươi lấy nước, trộn với mỡ gà đã chiên rồi phết lên toàn bộ da gà. Lúc này, món gà luộc có màu vàng bắt mắt, căng bóng, hấp dẫn.
Ăn cua ghẹ phải làm nước chấm ngon mới kích thích vị giác, thưởng thức đủ vị thơm ngọt, giàu dinh dưỡng. Sau đây là những cách làm nước chấm đơn giản với nguyên liệu trong nhà giúp có món ăn trọn vẹn ngon chiêu đãi cả nhà.
Muối chấm cho món cua ghẹ dễ kiếm nguyên liệu, cách làm đơn giản tại nhà
Thịt cua ghẹ thơm ngọt, quyến rũ và ăn với muối chấm, nước chấm hay nước xốt chấm ngon càng gia tăng hương vị. Có nhiều món muối chấm, nước xốt chấm cua ghẹ ngon độc đáo, kích thích vị giác khiến món ăn thơm ngon, hấp dẫn gấp nhiều lần.
Dù muối chấm, nước chấm, hay nước xốt có hương vị khác nhau, cay mặn tùy ý nêm nếm thêm, bớt cho hợp khẩu vị, nhưng vẫn phải ăn cua ghẹ thật nóng mới thưởng thức đủ hương vị thơm ngon, tươi ngọt của món ăn.
Muối ớt xanh
Chuẩn bị: 15-20g ớt xiêm xanh (độ cay tùy ý).
25 g đường cát trắng, 10 g muối, 40 g sữa đặc, 50 ml nước cốt chanh tươi (khoảng 2 thìa), 2 lá chanh non.
Cách làm: Lá chanh cắt nhỏ, ớt bỏ cuống xắt lát nhỏ
Cho muối, ớt xiêm, đường, lá chanh vào máy xay nhuyễn. Bí quyết cho món muối chấm này ngon là xay 10 giây lại nghỉ 5 giây rồi xay tiếp, lặp lại 3 lần.
Cuối cùng thì cho nước chanh và sữa đặc vào xay cùng tới nhuyễn, rồi chia vào hũ cất trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Món chấm này dùng ướp đồ ăn, hay chấm các loại hải sản đều ngon.
Cách làm: Xay nước tắc và 2 muỗng muối trong 1 phút. Chắt 1/2 nước tắc bỏ riêng ra bát.
Cho đường vào rồi xay 1/2 chỗ nước tắc trong máy thêm 1,5 phút nữa cho đường tan hết.
Cuối cùng đổ ớt băm nhỏ và phần nước tắc còn lại vào xay tới khi hỗn hợp sệt sệt thì đổ sả thái lát mỏng vào.
Món nước chấm này có thể làm nhiều rồi đổ vào hũ thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh sẽ keo hơn. Khi ăn cho thêm chút sữa đặc trộn đều sẽ ngon hơn. Nước chấm nổi vị chua, ngọt, cay, thơm mùi sả, khi ăn chấm thịt cua ghẹ (và cả hải sản) đều ngon tuyệt.
Nước chấm đường, tương ớt và quất
Chuẩn bị: 3 thìa bột canh (nên cho vừa phải để nước chấm không quá mặn).
Cách làm: Tỏi và ớt băm thật nhuyễn. Bóc vỏ sả rửa sạch, đập giập, thái nhỏ rồi để riêng. Quất vắt lấy nước rồi bỏ hạt. Ớt và tỏi băm nhỏ, giã/xay nhuyễn. Thêm đường vào.
Cho 3 thìa bột canh, tương ớt, mì chính, hạt tiêu, nước cốt quất và hỗn hợp ớt tỏi vào máy xay xay nhuyễn, hòa quyện đều. Nêm nếm vừa ăn rồi đổ ra bát, rắc sả băm nhỏ lên trên cùng.
Nước chấm này có thể pha nhiều, đổ vào chai cất trong tủ lạnh để dùng dần.
Món chấm phù hợp với cua ghẹ rất kích thích vị giác. Ảnh minh họa.
Nước mắm tỏi ớt chấm hải sản
Chuẩn bị: 1 củ tỏi, 3 thìa nước mắm, 3 thìa nước lọc, 1 thìa tương ớt, 1 quả ớt tươi, 1 thìa đường, 4 quả quất (không có thì dùng chanh).
Cách làm: Cho nước mắm, đường, tương ớt, nước lọc, 2 quả quất vắt vào bát quậy cho đường tan hết. Tiếp theo cho tỏi băm, ớt băm, 2 quả quất thái lát vào quậy đều là xong.
Nước xốt chấm Thái Lan
Chuẩn bị: 1 quả ớt, 5gr tỏi, 5gr hành tím, rau mùi, 50ml nước mắm, 100ml nước, 1/4 thìa hạt tiêu và 5gr đường trắng.
Cách làm:
– Nước đun sôi để nguội,.
– Hành tím, tỏi lột vỏ, băm nhỏ cùng ớt và rau mùi.
– Cho nước mắm, nước cốt chanh, nước nguội, đường cát trắng vào bát và khuấy đều. Cuối cùng cho ớt, hành, tỏi, rau mùi trộn tất cả cho đều thành phần với nhau.
Nước xốt chấm này đặc biệt thích hợp để chấm cua ghẹ và các loại hải sản.
Nước chấm cua ghẹ phải dùng nước mắm ngon. Ảnh minh họa.
Nước chấm cua ghẹ đơn giản
Chuẩn bị: 50gr nước mắm, 50gr đường cát trắng, 50gr tương ớt, 50gr dấm ăn, 3 lá chanh, 15gr quất và 10 gram tỏi.
Cách làm: Băm tỏi nhỏ. Lá chanh thái sợi. Quất thái mỏng.
Cho nước mắm ngon, đường, tương ớt và dầu vào bát, khuấy hòa tan các nguyên liệu trên.
Vắt quất, tỏi và lá chanh vào trộn đều là xong.
Nước chấm mắm gừng
Chuẩn bị: Nước mắm 50ml. 1 quả chanh, 1 quả ớt, 20gr gừng tươi, 100ml nước sôi để nguội, 20gr đường, 1 thìa hạt tiêu, 1 thìa mì chính.
Cách làm: Gừng ớt giã nhỏ, chanh vắt nước.
Cho nước mắm ngon, nước, chanh, đường vào khuấy đều rồi đổ gừng, ớt, hạt tiêu xay nhỏ vào, trộn đều lên để chấm cua ghẹ.
Nước chấm mắm gừng chuyên chấm cua ghẹ ốc (và cả thịt vịt, gà, bò, dê… vì khử được mùi hôi tanh của chúng).
Gừng còn có tác dụng làm ấm bụng, tốt cho hệ tiêu hóa. Nước mắm gừng sẽ giảm nguy cơ đau bụng, yên tâm thưởng thức hải sản.
Cua ghẹ chấm với nước chấm cua ghẹ như trên chỉ cần thưởng thức một lần là lại muốn ăn thêm nữa.
Cách làm: Cho ớt, tỏi, rau mùi băm nhỏ sau đó trộn cùng với đường, xì dầu, mì chính, vừng, dấm ăn.
Đun dầu mè cho nóng và đổ lên trên hỗn hợp trên trộn đều.
Món nước chấm này ngoài ăn cua ghẹ còn chấm hải sản khác, hoặc dùng cho món vịt quay, món nướng, cá hấp, ngan luộc…
Nước xốt chấm mắm me
Chuẩn bị: 25ml nước mắm, 50gr me chua chín, 200ml nước lọc, 50gr đường cát trắng hoặc đường thốt nốt, 1 quả ớt cay hoặc ½ thìa cà phê ớt bột, 20gr tỏi.
Cách làm: Cho me vào nước nóng ngâm mềm, sau đó lấy phần thịt, loại hạt.
Đun sôi me, đường, nước sôi, nước mắm ở lửa nhỏ tạo thành hỗn hợp sền sệt và cho thêm tỏi, ớt vào.
Nước xốt chấm mắm me dùng chấm cua ghẹ, hải sản, hoặc các món chiên bột, rang me, cá khô.
Làm muối chấm, xốt chấm, nước chấm tại nhà vừa tiết kiệm, vừa sạch như ý mình để trữ và ăn rất tiện, an toàn. Khi ăn bát nước chấm thơm mùi sả, quất, tỏi, vị cay nồng của ớt tỏi, và có vị chua chua ngọt ngọt, tất cả hòa quyện, sánh, mịn nhìn đã ngon mắt và kích thích vị giác, giúp món cua ghẹ hấp/luộc tại nhà sẽ ngon miệng hơn rất nhiều.
Đây là 2 công thức cực dễ làm, có thể làm tại nhà cho bữa ăn gia đình thêm phần ngon miệng.
Thành phần:
Sốt kem
– ½ chén mayo
– 1 thìa mù tạt
– 1 thìa dấm trắng hoặc dấm táo
– 1 thìa hành lá cắt nhỏ
– 1 thìa cà phê nước sốt lựu
– ½ thìa cà phê ớt bột
– Muối và tiêu
Sốt thái
– 1/3 cốc nước sốt cà chua
– ¼ chén tương ớt
– 1 thìa nước cốt chanh + vỏ
– 1 thìa cà phê nước sốt lựu
– 2 tép tỏi băm
– Muối và tiêu
Cách làm: Đối với cả 2 loại nước sốt, bạn chỉ cần đánh đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị lại với nhau. Đánh đều tay để tạo thành hỗn hợp nước sốt sánh mịn. Muối và hạt tiêu sẽ được nêm nếm sau cùng tùy theo khẩu vị của cá tc thành viên trong gia đình.
Cà chua là thực phẩm bổ dưỡng tuy nhiên nếu ăn không đúng cách có thể “rước họa” vào thân. Dưới đây là khuyến cáo của các chuyên gia y tế khi ăn thực phẩm này.
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hằng ngày về vitamin A, B6, C, các chất vi lượng như canxi, sắt, kali, phospho, các axid oxalic… Do đó, chúng rất thích hợp để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Chính nhờ các yếu tố ấy mà cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Dù cà chua tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi ăn chúng ta cần tránh những sai lầm cơ bản sau đây:
Ăn quá nhiều: Cà chua là thực phẩm dễ kết hợp với nhiều món ăn. Bởi thế nhiều bà nội trợ thường lạm dụng cho cà chua vào tất thảy món ăn hàng ngày. Nhưng điều này không nên. Lý do vì cà chua là một trong những thực phẩm giàu axit oxalic. Những axit này không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng việc hấp thụ thường xuyên axit oxalic vào cơ thể có thể gây nên bệnh sỏi thận.
Ăn cà chua khi đói: Những lúc đói bụng, bạn không nên ăn cà chua. Vì trong cà chua có chứa một lượng lớn các chất làm se da hòa tan, sẽ phản ứng với axit dạ dày và đông vào cục u không hòa tan. Những khối u này có thể ngăn chặn các môn vị của dạ dày, dẫn đến đau bụng và khó chịu. Bên cạnh đó, 1 lượng lớn pectin và nhựa phenolic có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày. Điều này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc.
Ăn cà chua xanh: Khi ăn cà chua bạn cũng không nên ăn sống hoặc ăn cà chua xanh, chưa chín hẳn. Bởi vì các chất độc hại có tên là alkaloid chứa một lượng lớn nhưng sẽ giảm dần và biến mất trong cà chua chín đỏ. Khi tiêu thụ nhiều cà chua xanh, sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn.
Ăn cà chua trước bữa cơm: Do chứa một lượng lớn axit oxalic, cà chua được ăn trước bữa ăn có thể làm tăng axit dạ dày, và sẽ gây ra chứng ợ nóng, đau bụng và khó chịu. Bạn chỉ nên ăn cà chua sau bữa ăn. Khi ấy các acid trong dạ dày đã được pha trộn với thức ăn sẽ giúp bạn tránh được những triệu chứng này.
Luộc trứng tưởng như là công việc đơn giản trong chuyện bếp núc nhưng nếu biết thêm mẹo này, ai cũng phải trầm trồ về khả năng làm bếp của bạn.
Luộc trứng không khó, nhưng hãy đừng vội thả trứng vào nồi nước, làm theo cách này vừa không nứt lại không lo sát vỏ.
Việc gì dù dễ hay khó nhưng nếu nắm được các mẹo vặt làm bếp, công việc nội trợ trở nên dễ dàng, đơn giản hơn bao giờ. Bạn hãy thử nhé!
Trứng luộc cách này dễ dàng tách vỏ.
Không thể bỏ qua bước này trước khi luộc trứng.
Bước đầu tiên khi luộc trứng là rửa sạch, sau đó là công đoạn ngâm, cho nước sạch vào chậu và ngâm trứng đã rửa trong 2 phút. Đừng coi thường bước ngâm trứng này và bỏ qua nhé. Vì ngâm nước sẽ khiến việc luộc trứng dễ dàng hơn, làm trứng thích ứng với nhiệt độ của nước.
Khi luộc một quả trứng trong nước thì tốc độ nở của chất rắn chậm hơn của chất lỏng, quả trứng ở thể lỏng nên nở nhanh, vỏ quả trứng rắn, nở chậm, dễ vỡ, vì vậy ngâm trong nước có thể giảm đáng kể nguy cơ bị nứt trứng.
Không nên điều chỉnh nhiệt độ bếp quá cao ngay từ đầu.
Nhiệt độ nước luộc trứng phải thích hợp.
Sau khi cho trứng vào nước, quá trình đun phải là quá trình nóng lên từ từ, không nên điều chỉnh nhiệt độ bếp quá cao ngay từ đầu.
Quá trình đun nóng nước cũng là quá trình trứng dần thích nghi với nhiệt độ nước. Nếu bật bếp ở mức nhiệt quá cao, vỏ trứng sẽ rất dễ bị nứt vỡ, khiến lòng trắng trứng chảy ra ngoài.
Chuẩn bị
– Trứng luộc
– Nồi để luộc trứng
– 1 quả chanh
Cách làm
– Trứng rửa sạch vỏ, cho vào nồi, đổ nước cho ngập trứng rồi bật bếp lên để bắt đầu luộc.
– Thái một lát chanh mỏng thả vào nồi nước luộc trứng.
Thả 1 lát chanh vào nồi luộc trứng, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu.
– Khi nước sôi bạn tắt bếp và ngâm trứng trong nồi từ 1 đến 15 phút để đạt độ chín của trứng như ý muốn. Sau đó vớt trứng ra thả vào nước lạnh cho nguội vỏ.
– Giờ thì bạn chỉ cần đập nhẹ phần vỏ trứng và tách thử xem. Vỏ trứng sẽ tách ra vô cùng dễ dàng, thậm chí là tách đôi một cách nhanh gọn và dễ dàng.
Muốn thịt bò ngon, chị em chỉ cần thực hiện đúng 3 bước sau đây.
Thịt bò tuy ngon nhưng có nhiều gân và có mùi hôi. Không ít người than phiền rằng, họ không thể nấu được thịt bò ngon, dù hầm lâu nhưng thịt vẫn dai, khó nuốt. Trên thực tế, nếu muốn nấu thịt bò mềm và ngon, chị em cần biết một số mẹo.
Nhiều chị em có thói quen khi hầm thịt bò thường chần qua nước sôi trước rồi mới hầm. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm đúng. Muốn thịt bò ngon, chị em chỉ cần nhớ 3 bước làm sau, thịt sẽ mềm, không tanh và không bị biến chất.
Bước đầu tiên: thịt bò cần phải ngâm trong nước nửa tiếng. Lúc này, thịt bò tươi thường có nhiều huyết, tốt nhất nên thái thành miếng lớn rồi ngâm trong nước sạch. Quá trình này có thể loại bỏ huyết, giúp món bò hầm ít tanh hơn.
Bước thứ 2: chuẩn bị một nồi nước, cho thịt bò vào cùng với rượu nấu ăn. Lưu ý, không nên dùng nước nóng để chần, phương pháp chính xác là sử dụng nước lạnh để làm nóng thịt từ từ. Điều này không chỉ không làm giảm chất lượng thịt mà còn giúp loại bỏ tạp chất và lượng huyết dư thừa. Vì vậy, bước này cực kỳ quan trọng, không được bỏ qua.
Rượu nấu ăn có tác dụng khử mùi tanh của thịt bò hiệu quả. Chần thịt bò trong nước không nên để quá lâu, tối đa đun sôi khoảng 1 phút.
Bước thứ 3: trong quá trình hầm, chỉ nên cho một lượng nước vừa đủ, không nên cho vào nửa chừng, sau đó, thêm nhiều loại gia vị khác nhau, đặc biệt là giấm. Bản thân thịt bò có nhiều gân, thớ thịt dày, cho giấm vào sẽ giúp thịt bò hầm mềm hơn, rất dễ ăn.
Sau khi đun lửa lớn, chuyển sang lửa nhỏ và đun trong 1 tiếng rưỡi. Thịt bò nên cho vào lúc nhỏ lửa cho đến khi thịt bò chín mềm. Nếu có nồi áp suất, chị em có thể tiết kiệm thời gian, nấu trong 20 phút là đủ.
Để tăng thêm vị ngon cho thịt bò, chị em cũng có thể cho thêm khoai tây hoặc củ cải trắng vào, nó cũng có thể làm cho thịt bò thơm ngon hơn.